Không chỉ được biết đến với nghề chài lưới, đánh bắt hải sản, làng nghề Sasaran còn trở thành một điểm du lịch độc đáo thu hút rất nhiều khách tham quan bởi những liên hoan nghệ thuật đặc sắc do chính người dân trong làng tổ chức và cả những khoảng không gian siêu thú vị, đầy màu sắc dễ khiến khách du lịch choáng ngợp khi đến làng. Từ Việt nam bạn hãy nhanh chân đến các đại lý Malindo Air chính thức để sở hữu chuyến đi đến nước bạn Malaysia và không bỏ lỡ Festival đặc biệt có một không hai của làng chài Sasaran nhỏ bé nhưng ngập tràn màu sắc này nhé. Đặt mua vé máy bay đi Malaysia giá rẻ ngay hôm nay để tận hưởng cảm giá Festival tại Malaysia.
Vốn chỉ là một làng chài nhỏ, ven biển thuộc bang Kuala Selangor, Malaysia. Ban đầu nơi này chỉ được biết đến nhiều bởi chất lượng sò huyết đánh bắt ở đây cực kì tốt, được thu hoạch tự nhiên bởi các làng cá nhỏ. Công việc của các ngư dân trong làng là đánh bắt cá, thu hoạch sò huyết còn nông dân thì trồng cọ lấy dầu. Những con người chất phát, điềm đạm vốn chỉ biết tới vẻ đẹp của thiên nhiên chứ không hề có khái niệm nghệ thuật như ngày nay.
Nhưng rồi tất cả mọi thứ đã thay đổi khi vào năm 2008 khi Ng Bee, một họa sĩ sống trong làng vốn là một người con của mảnh đất này, yêu thiên nhiên và cuộc sống bình dị nơi đây đã quyết tâm làm một điều gì đó thật đặc biệt có ý nghĩa cho quê hương. Ông nhận thấy vùng quê mình có rất nhiều tố chất nghệ thuật, nên đã kêu gọi những đồng nghiệp lân cận khác ngồi lại với nhau để tìm hướng đi mới lạ và mang đặc trưng riêng về làng. Và rồi ý tưởng cũng nảy ra, họ muốn biến Sasaran thành một điểm đến nghệ thuật được nhiều người biết đến. Festival đầu tiên mang tên là “ Resonnance” được tổ chức lần đầu đã gặp rất nhiều khó khăn khi các nghệ sĩ địa phương và người dân vốn chỉ quen với việc đánh bắt và trồng cọ nay phải làm những việc chuyên môn họ chưa từng được biết đến như kêu gọi tài trợ, tổ chức nơi ăn ở cho các họa sĩ quốc tế, triển lãm nghệ thuật, làm truyền thông và quảng bá sự kiện văn hóa này tới mọi người…
Vì sự kiện diễn ra tại làng họ mà không có bất kì một tổ chức nào đứng ra giúp đỡ nên hầu hết người dân phải chung tay làm việc cật lực và tự lo mọi thứ. Tuy nhiên bằng lòng quyết tâm cao độ, chung ý chí muốn làm ngôi làng trở nên khác biệt và tươi mới hơn, người dân đã xung phong làm rất nhiều công việc để phục vụ lễ hội như các quán ăn thì nấu nướng phục vụ nghệ sĩ, và các thành viên ban tổ chức. Xưởng rèn thì giúp đỡ các nhà điêu khắc gia về việc kim loại, xưởng gỗ, xưởng sơn, góp công, góp của giúp đỡ họa sĩ trong phạm vi họ làm được. Nhóm thuyền chài thì xếp lịch thay nhau đánh bắt tài trợ cá, sò và các loại hải sản mà họ đánh bắt được để tiết kiệm kinh phí.
Và rồi lễ hội cũng bắt đầu đi vào guồng quay và nhận được thành công lớn, thu hút sự chú ý của hàng chục ngàn lượt người dân bản địa và nhất là du khách cũng kéo đến để xem các sự kiện trong khuôn khổ Festival. Trong khoảng 12 ngày diễn ra các hoạt động liên hoan nghệ thuật, các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới đã kéo về đây tham gia sáng tác các tác phẩm tranh, tượng, điêu khắc, 3D, sắp đặt, điều hành nghệ thuật, tham quan văn hóa và góp ý những thiếu sót giúp làm giàu và đa dạng môi trường nghệ thuật nơi đây.
Vì thiên về nghệ thuật nên lễ hội cũng ưu ái cho các nghệ sĩ điêu khắc có một vườn riêng trong khoảng đất đầu lối rẽ vào làng để các nghệ sĩ vẽ tranh tường, graffity thỏa sức sáng tạo. Những ngôi nhà của người dân dần trở thành những bức tranh đầy màu sắc, những mảng tường rực rỡ, những bức tượng sống động dần có mặt khắp mọi nơi trong làng, tạo ra một khung cảnh hết sức kì thú và sống động. Bất kể du khách nào đến du ngoạn làng chài Sasaran độc đáo của Malaysia cũng không khỏi trầm trồ và khâm phục sự sáng tạo phi thường dám nghĩ dám làm của họ.
Đây cũng là dịp người dân có cơ hội được giao lưu với các nghệ sĩ để học hỏi những kiến thức căn bản về nghệ thuật. Giúp họ tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu cho những lần tổ chức tiếp theo.
Chính Festival này đã làm ngôi làng trở lên nhộn nhịp hơn bao giờ hết, cùng với đó là thổi luồng gió mới vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống đời thường của họ. Giờ đây họ nhận thấy cuộc sống tinh thần của mình phấn chấn từng ngày, họ say mê sản xuất với những ánh mắt trao nhau đầy niềm tin. Cũng từ đó ngôi làng trở lên nổi tiếng, giới chuyên môn nghệ thuật Malaysia bắt đầu nhắc đến cái tên Sasaran nhiều hơn trên các phương tiện truyền thông. Sự thành công của lần đầu tiên đã tạo đà cho những lễ hội tiếp theo được tổ chức với những chủ đề mới lạ hơn rất nhiều. Mô hình nghệ thuật tự phát của làng chài nhỏ bé Sasaran đã được rất nhiều nước học hỏi kinh nghiệm trong đó có Nhật bản.
Chỉ với một chiếc vé máy bay đi Malaysia du khách sẽ được đặt chân tới làng chài Sasaran, nơi họ không chỉ được tìm hiểu về văn hóa, phong tục của người dân mà còn được hoà mình vào những không gian đặc sắc, dễ truyền cảm hứng mà họ có thể bắt gặp bất cứ đâu trong làng.