Tìm hiểu  văn hóa tâm linh Ấn độ qua lễ hội Ganesha

2431

Từ lâu Ấn độ luôn được biết đến là một trong những cái nôi lâu đời nhất của nền văn minh cổ đại. Cho nên ở đất nước này tồn tại rất nhiều quan niệm tâm linh trong nền văn hóa, biểu hiện rõ rệt nhất là ở các lễ hội truyền thống của người dân bản địa. Tuy có sự đa dạng và phong phú, nhưng không phải lễ hội nào cũng phản ánh đúng bản chất của thế giới tâm linh của đất nước này. Tuy nhiên theo những phản ánh được các du khách đánh giá thì lễ hội Ganesha được coi là nơi tổng hợp và phản ánh rõ nét nhất các khía cạnh của nền văn hóa tâm linh ở đây. Để xác thực cho những ghi nhận đó Đại lý Malindo Air muốn bạn cùng tìm hiểu về lễ hội quan trọng nổi tiếng của đất nước này. Hãy tham khảo giá vé máy bay đi Ấn Độ và săn vé giá rẻ nhé!

Theo lịch sử thần thoại của người Ấn, Ganesha là con của thần Siva và nữ thần may mắn Parvati, được biết đây là vị thần thông thái và mang lại may mắn và hạnh phúc cho người dân nên rất được yêu mến ở Ấn độ.

Tượng thần Ganesha được diễu qua các con phố
Tượng thần Ganesha được diễu qua các con phố

Trong thần thoại Ấn Độ, Ganesha là con của thần Siva và nữ thần Parvati. Theo tín đồ Ấn Độ giáo thì Ganesha là vị thần thông thái, luôn mang lại may mắn và hạnh phúc cho con người. Vì vậy Ganesha được yêu mến nhất Ấn Độ, nhanh tay lên mạng tham khảo bảng giá vé máy bay đi New Delhi khứ hồi để bắt đầu chuyến đi khám phá thế giới tâm linh của người Ấn qua lễ hội đặc sắc Ganesha.

Khởi đầu nghi lễ người ta cho dựng những lễ đài tại những con phố và tôn trí thần Ganesha ở đó, còn ở dưới những người tham dự sẽ cầm và giơ cao tượng thần, đồng thời thì thầm vào tai của thần để gửi gắm tới thần những lời ước nguyện tốt đẹp nhất cho bản thân. Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội các tín đồ tuyệt đối không nên nhìn vào mặt trăng. Vì người ta cho rằng cách hành xử đó là không thích hợp với thần, thậm chí là có ý định xúc phạm đến sự tôn nghiêm của ngài.

Rất nhiều các hoạt động tín ngưỡng được biểu diễn trong lễ hội Ganesha
Rất nhiều các hoạt động tín ngưỡng được biểu diễn trong lễ hội Ganesha

Tượng của thần Ganesha được đặt ở khu vực diễn ra lễ hội trong suốt 10 ngày liên tiếp để thuận tiện cho người dân lễ bái. Thời gian này hàng nghìn các tín đồ của đạo Hindu sẽ tập trung dọc các con phố, nơi mà tượng thần được diễu qua để ngắm nhìn và cầu chúc những lời nguyện ước tốt đẹp nhất cho mình.

Thường thì họ sẽ thỉnh cầu thần ban phát may mắn, tốt lành và niềm tin cũng như hiện thực hóa ước mơ mà họ đang mong mỏi. Đến ngày thứ 11 tượng thần được hạ xuống, đặt trên xe và đưa đi khắp các thành phố, sau đó sẽ được nhúng xuống một dòng sông gần đó để tượng được tan ra hòa vào dòng nước về với đất mẹ.

Trước kia tượng thần được làm bằng đất sét nên nghi thức này có thể diễn ra rất nhanh, nhưng vài năm gần đây người ta đã dựng tượng bằng thạch cao để tôn lên vẻ uy nguy cho tượng nên khi nhúng tượng xuống nước, sẽ rất lâu tượng mới có thể tan hết. Do đó phần nghi thức này mất nhiều thời gian hơn.

Sau khi kết thúc nghi lễ, tượng thần được đem nhúng xuống biển
Sau khi kết thúc nghi lễ, tượng thần được đem nhúng xuống biển

Theo niềm tin tín ngưỡng việc tổ chức lễ hội không đơn giản chỉ là tưởng nhớ đến các vị thần mà còn là dịp giúp con người chia sẻ lẫn nhau về kinh nghiệm tâm linh, đồng thời khắc sâu vào tâm trí của họ sự tôn trọng và niềm tin tưởng tuyệt đối vào văn hóa tín ngưỡng truyền thống.Sự tin tưởng tuyệt đối vào các vị thần, khiến họ chìm đắm trong thế giới tâm linh mãnh liệt. Từ đó họ tự tạo ra các nguồn sức mạnh để giải quyết mọi vấn đề cả về thể chất lẫn tinh thần.

Thế nên khi tìm hiểu văn hóa tâm linh Ấn độ qua lễ hội Ganesha ở một khía cạnh nào đó hãy tin rằng truyền thống tâm linh có thể giải quyết những vấn đề xã hội và cho phép xây dựng, phát triển xã hội loài người, đem đến một xã hội hòa bình, hài hòa và hạnh phúc hơn.

Rate this post