Ngôi đền cổ đại Kailasa – khắc từ một khối đá duy nhất ở Ấn Độ

1468

Trong lịch sử hàng ngàn năm của nhân loại, người ta đã tìm thấy nhiều kiến trúc cổ đại có độ chính xác cao và trình độ nghệ thuật hoàn mỹ. Và ngay cả với công nghệ hiện đại của thế kỷ 21, chúng ta cũng không thể sao chép được nét nghệ thuật tuyệt vời của ngôi đền Kailasa bí ẩn dưới đây. Cùng Đại lý Malindo Air tìm hiểu nào.

Ngôi đền Kailasa bí ẩn

câu hỏi được đặt ra là làm cách nào mà người xưa tạo ra tuyệt tác này?
câu hỏi được đặt ra là làm cách nào mà người xưa tạo ra tuyệt tác này?

Đền Kailasa cách thành phố Aurangabad 29 km về phía Tây Bắc. Nó là một phần trong quần thể hang động Ellora nổi tiếng, nơi tập hợp 34 ngôi đền và tu viện. Kailasa là một ví dụ đáng chú ý của kiến trúc Dravidian (kiến trúc chóp vuông với các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ).

Ngoài việc là nơi thờ cúng các vị thần có từ lâu đời, nó còn khiến mọi người ngỡ ngàng vì được đục đẽo từ một tảng đá nguyên khối với các họa tiết phức tạp. Điều này khiến cả thế giới đặt câu hỏi, làm cách nào mà người xưa tạo ra tuyệt tác này?

Nguồn gốc ngôi đền Kailasa

Truyền thuyết kể lại, đền Kailasa là nơi thờ thần Shiva trong tín ngưỡng của người Ấn Độ. Ngoài ra, ngôi đền còn thờ thêm thần núi Kailasa. Đền Kailasa nằm ở hang động thứ 16 trong 34 hang thuộc quần thể Ellora. Tường của ngôi đền là bức tranh điêu khắc khổng lồ.

Các học giả cho rằng, ngôi đền này được xây dựng vào khoảng từ năm thứ 5 tới năm thứ 10 sau Công Nguyên. Tuy nhiên, một số nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn lại cho rằng, công trình kiến trúc này được xây dựng vào thời kỳ văn minh trước cả nền văn minh cổ đại.

Người Ấn Độ thường gọi nó là đền Kailash. Kailash là một núi thiêng ở Tây Tạng, nơi được xem là thánh địa của rất nhiều tôn giáo. Theo người Hindu, thần Shiva đã sống trên đỉnh ngọn núi ấy.

Xây dựng

Công trình được khắc từ đá tảng với họa tiết vô cùng tỉ mỉ mang đặc trưng Ấn Độ
Công trình được khắc từ đá tảng với họa tiết vô cùng tỉ mỉ mang đặc trưng Ấn Độ

Theo ghi chép thì kỹ thuật dùng để xây dựng nơi này được gọi là “khắc từ đá tảng”. Tuy nhiên, người ta vẫn không tài nào hiểu được làm cách nào mà người xưa tách đá tảng ra khỏi núi đá 30 m để làm các cột trụ với vài công cụ thô sơ.

Ước tính đã có 400.000 tấn đá được hất ra để tạo nên nơi thờ phụng này. Các nhà khảo cổ học và sử học cho rằng cấu trúc nguyên khối này được xây dựng trong khoảng 20 năm. Họ đặt ra giả thuyết, các công nhân đã làm việc liên tục 12 giờ một ngày, kể cả mưa bão hay lễ hội. Để xây dựng được nơi này, mỗi ngày họ phải tách 60 tấn đá, mỗi giờ là 5 tấn. Với tất cả công nghệ trong thời đại này, chúng ta vẫn không thể làm được điều đó. Ai đã làm điều này và làm như thế nào? Đó vẫn là câu hỏi không lời đáp.

Bằng cách quan sát các vết đục trên bức tường đá, các nhà khảo cổ đi đến kết luận có ba loại dụng cụ khác nhau đã được sử dụng để chạm khắc kiệt tác thế kỷ này, đó có thể là đục, búa và các vật sắc nhọn.

Kiến trúc ngôi đền Kailasa

Nếu bạn đã có Vé máy bay đi Ấn Độ của Malindo Air thì không nên bỏ qua nơi này. Đến đây bạn sẽ thấy 1 tuyệt tác từ đá cứng mà ngay cả đến công nghệ hiện đại cũng khó lòng làm được.

Kiến trúc bên ngoài

chính điện là tượng con bò Nandi, nó chính là vật cưỡi của thần Shiva
chính điện là tượng con bò Nandi, nó chính là vật cưỡi của thần Shiva

Nhìn từ bên ngoài ngôi đền Hindu cổ 1.200 tuổi được tạc từ một khối đá duy nhất này, chúng ta sẽ thấy một kiến trúc hình chữ U. Hai bên khu đền chính là dãy cột cao 30 m, trên đó khắc hình của rất nhiều vị thần. Trước chính điện là tượng con bò Nandi, nó chính là vật cưỡi của thần Shiva, nên trước các điện thờ vị thần này luôn có tượng của nó.

Trong khuôn viên của nơi thờ phụng này có rất nhiều tượng voi. Nhiều người hài hước cho rằng, nhìn từ trên cao Kailasa giống như được một đàn voi bảo vệ.

Kiến trúc bên trong

 bên trái lối vào là tín đồ của thần Shiva. Trong khi đó, các vị thần ở bên phải là tín đồ của thần Vishnu
bên trái lối vào là tín đồ của thần Shiva. Trong khi đó, các vị thần ở bên phải là tín đồ của thần Vishnu

Bên trong kiến trúc này là các cột trụ, cửa sổ, các gian phòng. Ở trung tâm chánh điện có một linga bằng đá khổng lồ. Các vị thần được chạm khắc bên trái lối vào được cho là tín đồ của thần Shiva. Trong khi đó, các vị thần ở bên phải là tín đồ của thần Vishnu – vị thần bảo vệ. Đây cũng là một trong 3 vị thần tối tượng của Ấn Độ giáo bên cạnh Shiva và Brahman.

4.4/5 - (11 bình chọn)